https://xanhbonsai.com/trong-va-cham-soc-cay-lan-chi/

Cây lan chi là gì?

Cây Lan chi hay còn một số tên gọi khác như: Cây Dây Nhện, cỏ Mẫu Tử, Cây Lục Thảo Trổ, Thảo Lan Chi, cây có tên khoa học là: Chlorophytum comosum là một loài thực vật lọc khí thuộc họ Thùa (Agavaceae), có nguồn gốc từ châu Phi. Năm 1794 loài này được nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carl Peter Thunberg mô tả lần đầu tiên với tên gọi Anthericum comosum. Năm 1862 nó được mô tả lại và đặt vào chi Lục thảo (Chlorophytum) như hiện tại bởi Henri Antoine Jacques. Cây Cỏ Lan Chi phù hợp làm cây treo tường, tường cây, cây nội thất, cây trang trí quán cà phê, kệ tivi, cây để bàn làm việc…

Cây lan chi là giống cây thân thảo, xanh tươi quanh năm. Cây thường mọc thành các bụi nhỏ với chiều cao trung bình khoảng từ 40 – 50cm. Thân rễ ngắn, rễ sẽ phình to dần phát triển thành củ thịt, xốp, có màu trắng ngà và tách khỏi thân cỏ dễ dàng.

Lá lan chi mảnh mai, màu xanh và có màu trắng trải dài theo mép lá. Lá nhọn dần về phía ngọn nên có dạng hình kiếm thon dài. Lá mềm nên thường uốn cong xuống dưới. Vì thân rễ ngắn nên lá không có cuống mà mọc sát từ thân lên. Kích thước lá dài, nhỏ và mảnh với chiều dài trung bình từ 15 – 40cm, chiều rộng khoảng 2 – 2,5cm.

Cây lan chi có 2 loại cơ bản: lan chi lá dài và lan chi lá sọc. Lan chi lá dài nhìn giống lá hẹ và không bắt mắt bằng lan chi lá sọc, vì thế mà lan chi lá sọc được ưa thích trong cây cảnh hơn. Lá lan chi mọc sát đất, dạng hình giáo, kéo dài ở đầu, màu xanh bóng nổi rõ hai dải màu trắng dọc theo mép lá. Hoa lan chi khá nhỏ, mọc thành cụm. Cỏ lan chi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, là loại cây ưa bóng râm, rất dễ bị héo, khô, mất màu nếu sống ở nhiệt độ, cường độ ánh sáng cao.

cây lan chi
Cây lan chi

Tác dụng của cây lan chi

Lan chi đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người bởi chúng mang đến cho người sở hữu nhiều công dụng tốt. Có thể kể đến là chữa trị các bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy. kiết lị, khó tiêu,… nhờ phần rễ “độc nhất vô nhị” của cây. Thân lan chi có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm. Dùng thân cây giã nát, đắp ngoài vết thương có tác dụng làm lành vết thương.

Trái với vẻ ngoài nhẹ nhàng, có phần mỏng manh, cây lan chi được xem là “máy lọc không khí” thần kỳ. Theo các nhà khoa học, lan chi có khả năng thanh lọc không khí cực đỉnh, có thể hấp thụ tới 95% cacbonic, xử lý các khí độc hại từ các thiết bị điện thải ra, biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.

Bên cạnh những công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe, lan chi còn là “bảo bối” trang trí nhà cửa, sân vườn, ban công, đặt trên bàn làm việc,… tiếp sức mạnh cho bạn mỗi ngày. Ngoài ra, cây lan chi cũng là 1 trong những món quà ý nghĩa để dành tặng người thân.

Chậu cây lan chi
Chậu cây lan chi

Ý nghĩa của cây lan chi

Theo dân gian, cây lan chi là biểu tượng cho sức sống dẻo dai, kiên cường, bền bỉ theo năm tháng. Đó là sự mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước khó khăn cũng như không truy cầu danh lợi. Nếu mong muốn tìm kiếm một loại cây giúp xua đuổi ma quỷ, tà ma hay những điềm xấu trong cuộc sống thì đừng bỏ qua loại cây này. Bởi theo phong thủy, cây lan chi là lá bùa hộ mệnh cực tốt đem lại hạnh phúc, may mắn và tại vượng cho người sở hữu.

Cây cỏ lan chi hợp mệnh thủy là cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt cũng như cân bằng môi trường sống xung quanh ta, cây mang đến nhiều may mắn hơn, giúp cho chúng ta trở nên minh mẫn và cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp xúc nhiều với cây, cây mang đến luồng sinh khí mới cho ngôi nhà.

Cây lan chi rất hợp với người tuổi mùi, với tuổi mùi thì bạn nên lựa chọn cây lan chi sẽ mang đến cho chúng ta có cuộc sống tốt hơn và đầy niềm vui trong cuộc sống.

Cây lan chi thủy sinh
Cây lan chi thủy sinh

Những điều cần lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lan chi

Để có thể trồng và chăm sóc được cây cỏ lan chi, ta cần nắm vững được các điều kiện tư nhiên của cây, giúp cho cây ổn định và phát triển tốt hơn.

1.Nhân giống cây cỏ lan chi

Cây cỏ lan chi thường được nhân giống bằng phương pháp tác gốc, cây thường được trồng vào đầu mùa xuân hoặc thời tiết mát mẻ, với cách nhân giống bằng tách gốc thì từ 1 cây mẹ ta có thể nhân giống được rất nhiều cây con.

Lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh và đang phát triển, ta lựa chọn cây lan đã có bộ rễ khỏe mạnh thì ta mới nên tách, còn cây con nào chưa có bộ rẽ thì ta không nên tách.

Sau khi tách ta đưa ngay cây vào trong chậu ươm với đất đã trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng có sẳn, ta trồng cây vào trong chậu và để nơi thoáng mát và phun nước ẩm, giúp cây phát triển ổn định hơn.

2.Đất trồng cây

Ta nên bổ sung thêm đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng như đất mùn, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng, sẽ giúp cho cây phát triển ổn đinh và nhanh phát triển bộ lá, giúp cho cây nhanh lớn hơn.

3.Cách trồng cây

Để cho cây sớm ổn định và nhanh chóng phát triển ta nên trồng cây sớm vào trong chậu. khi chuẩn bị chậu ta đổ ¾ đất vào chậu và đặt cây vào trong chậu rồi đỏ hết phần đất còn lại  vào chậu rồi nén chặt đất và tưới nước đủ ẩm , giúp cho cây sớm phát triển bộ rễ khỏe mạnh hơn.

4.Chăm sóc khi có nhiệt độ phù hợp

Cây cỏ lan chi là cây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 17-35 độ C, khi nhiệt độ quá cao thì cây sẽ kém phát triển, vì vậy mà chúng ta nên để cây ở nhũng vị trí phù hợp với sự phát triển của cây hơn.

5.Ánh sáng phát triển

Cây cỏ lan chi là giống cây ưa bóng râm và dễ bị cháy lá dưới ánh sáng mặt trời vì vậy mà trong quá trình lựa chọn vị trí đặt cây nên chú ý tới điều này.

Cây lan chi
Cây lan chi

6.Nước tưới cây

Ta cần đảm bảo lượng nước tưới vừa đủ để giúp cho cây phát triển tốt hơn, nếu thời tiết quá nắng nóng ta nên tưới ít nhất 1 ngày/ lần giúp cho cây ổn định và phát triển

7.Bón phân cho cây phát triển

Cây lan chi không cần quá nhiều phân bón như loài cây cảnh khác, tuy nhiên bạn cũng nên thường xuyên bón phân giúp cho cây ổn định và phát triển bộ lá tốt hơn, ta có thể bón khoảng 1 tháng/ lần với các loại phân chuồng hoai mục và NPK giúp cho cây phát triển tốt hơn.

8.Cắt tỉa thường xuyên cho cây

Để cho cây luôn đẹp ta có thể thường xuyên cắt tỉa lá khô, cành mọc kém phát triển, lá già và bị sâu bệnh, ta cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp cho cây trở nên đẹp hơn

9.Phòng trừ sâu bệnh than cỏ

Có thể nói bệnh này là bệnh phổ biến , nguyên nhân chủ yếu là do cây thiếu chất dinh dưỡng, độ ẩm cho cây, bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng và các thứ cần thiết khác, giúp cho cây ra bộ lá nhanh hơn và phát triển tốt hơn.

10.Bệnh héo rũ, mốc trắng trên cây lan chi

Bệnh này thường chủ yếu là do nhiệt độ, ánh sáng , phân bón gây nên vì vậy mà chúng ta cần chú ý tới lượng nước tưới cũng như cách chăm sóc sao cho cây phát triển phù hợp, để hạn chế các loại nấm mốc gây ra

Comments

Popular posts from this blog

Các social nói gì về XANHBONSAI - phần 2

Các Social Nói về Xanh bonsai

Ý nghĩa cây Thiết mộc lan là gì?