https://xanhbonsai.com/cay-luoi-meo-va-y-nghia-phong-thuy/

Cây Lưỡi mèo và Ý nghĩa Đặc biệt trong Phong thủy

Chậu cây lưỡi mèo

Cây lưỡi mèo là cây gì?

Cây lưỡi mèo thuộc họ thực vật Agavaceae, có tên gọi khoa học là Sanseviera trifasciata var, chúng có xuất từ các khu vực ở Châu Á và Châu Âu.

Cây lưỡi mèo là cây thân thảo, khá thấp, có chiều cao trung bình khoảng 10-15cm. Lá thường có màu xanh, tán lá xòe ra tứ phía. Lá hình bầu dục, rất cứng, dày, mọng nước và đầu nhọn. Trên mặt lá có những đốm vằn xanh trắng xen kẽ nhau. Lá cây lưỡi mèo mọc xếp vào nhau, hướng lên trên thành hình ống, các lá non sẽ mọc từ bên trong như búp và xòe ra khi lớn, tạo nên hình dáng cây tròn đều, đẹp mắt.

Cây lưỡi mèo được biết đến với 2 giống chính. Một loại mang lá màu xanh đậm, đốm trắng và một loại màu xanh xám với những sọc viền vàng 2 bên mép của lá.

Hoa lưỡi mèo có dạng chùm, màu trắng khá đẹp mắt. Không những vậy hoa còn tỏa mùi hương rất dễ chịu. Đáng tiếc là khi trồng cảnh thì cây rất ít khi ra hoa. Ngoài ra, cây còn có thể sống trong môi trường thủy sinh.

Cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo

Công dụng của cây lưỡi mèo

Với ưu điểm là nhỏ gọn, dáng đẹp, lại sinh trưởng chậm, cây lưỡi mèo là lựa chọn hàng đầu để trồng trong chậu trang trí.

Bạn có thể đặt cây ở cửa sổ, ban công, bàn học, bàn làm việc, bàn tiếp khách, quầy lễ tân… Nhà hàng, quán cà phê cũng thường đặt các chậu lưỡi mèo nhỏ xinh ở bàn dành cho khách.

Cũng như anh chị em họ hàng của nó là cây lưỡi hổ, cây lưỡi mèo cũng nằm trong danh sách của NASA về các cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất.

Loài cây này hấp thụ các chất độc từ không khí như: benzen, carbon monoxide, chì,  formaldehyde, nicotine, toluene, xylene,…những chất này có khả năng gây ung thư phổi và các bệnh mãn tính khác nếu tiếp xúc về lâu về dài. Nhờ vào tác dụng tuyệt vời này mà môi trường xung quanh bạn trở nên trong lành, mát mẻ hơn, không chỉ thể chất mà cả tâm trí bạn cũng sẽ luôn được mạnh khỏe.

Cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi mèo

Xét về mặt phong thủy, cây lưỡi mèo được cho là có khả năng trừ tà, diệt quỷ, bảo vệ chủ nhân của nó khỏi mọi hiểm nguy, tai ương. Đồng thời, cây lưỡi mèo cũng mang lại nhiều may mắn và các cơ hội trong cuộc sống. Nó giống như một chiếc bùa hộ thân của gia chủ vậy

Cũng chính vì ý nghĩa này mà rất nhiều người, đặc biệt người dân châu Á thường trồng những cây lưỡi mèo trong các chậu nhỏ và đặt chúng gần bên mình, ví dụ như: bàn làm việc, bàn học tập, phòng ngủ, phòng khách,…Hay thậm chí là dùng nó như một món quà tặng dành cho bạn bè và người thân với tâm nguyện rằng “chúc bạn may mắn và luôn bình an”.

Cây lưỡi mèo phù hợp nhất đối với những người tuổi Hợi. Khi những người tuổi hợi trồng cây này nó sẽ đem lại nhiều may mắn và tiền tài, hơn nữa nó còn giúp họ càng phát huy tốt những những điểm mạnh của mình và hạn chế tối đa những điểm yếu để ngày càng thành công hơn.

Vị trí đầu tiên các bạn có thể đặt cây lưỡi mèo đó chính là phòng làm việc. Một chậu cây nhỏ trong phòng làm việc không chỉ giúp cho công việc gặp nhiều may mắn, thuận lợi mà còn giúp không gian làm việc trở nên xanh mát, thoải mái đem lại hiệu quả công việc cực tốt.

Bên cạnh đó, các vị trí trong phòng khách cũng là lựa chọn thích hợp cho các bạn mang lại phong thủy tốt hơn cho nhà của mình. Người ta thường đặt những cây lưỡi mèo tại bàn phòng khách, tủ kệ ti vi vừa giúp tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian phòng khách lại giúp thu hút luồng không khí tốt cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Chậu cây lưỡi mèo
Chậu cây lưỡi mèo

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo

Vì cây lưỡi mèo rất hiếm khi ra hoa, nên bạn chỉ có thể nhân giống cây bằng phương pháp tách bụi. Hoặc tiện hơn thì mua một chậu con từ đại lý là được, giá cũng khá rẻ.

Chuẩn bị đất trồng:

Cây lưỡi mèo có thể sống tốt trên nhiều loại đất, nhưng phù hợp nhất vẫn là đất pha cát. Bạn nên trộn thêm phân chuồng và xơ dừa để đảm bảo dinh dưỡng cho cây con cũng như khả năng thoát nước. Chậu cây cũng rất quan trọng, không nên chọn chậu quá to so với cây, dưới đáy phải có lỗ thoát nước để tránh ngập úng.

Trồng cây:

Khi cây mẹ đã lớn, bụi cây sẽ liên tục sinh thêm những chồi non, bạn chọn một chồi có từ 2 – 3 lá, rễ dài vừa đủ. Sau đó dùng dao sắc tách phần chồi này ra khỏi cây mẹ. Bạn nên tách chồi kết hợp với thay đất để ảnh hưởng tới cây mẹ ít nhất.

Sau khi tách chồi, bạn mang trồng ra chậu mới, nén đất nhẹ, đặt cây ở nơi thoáng mát, có biện pháp che chắn cẩn thẩn khi trời nắng gắt, tưới nước đều đặn để cây phát triển.

Tưới nước:

Lưỡi mèo không cần quá nhiều nước, đặc biệt khi trồng trong nhà lại cần ít hơn nữa. Thông thường bạn chỉ cần tưới cho cây 1 tuần 1 lần. Nếu thời tiết quá nắng nóng thì bạn có thể tăng lên 2 lần mỗi tuần.

Lượng nước tưới đủ để ẩm đất, tránh bị ngập úng. Nếu trồng thủy sinh thì tất nhiên là không cần tưới, thay vào đó hãy thay nước 2 – 3 tuần một lần.

Ánh sáng:

Là loài ưa sáng, bạn nên đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng có thể. Tuy nhiên khi cây còn nhỏ thì tiếp xúc với ánh nắng gắt từ mặt trời cũng không tốt, bạn nên có biện pháp che chắn vào thời điểm này.

Nếu đặt cây trong nhà, mỗi tuần bạn nên mang chậu cây ra ngoài trời khoảng 1 – 2 tiếng để kích thích cây quang hợp.

Nhiệt độ:

Lưỡi mèo sinh sống tốt trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Không những vậy cây còn chịu được biên độ nhiệt lớn, dưới 7 độ C cây mới dừng phát triển.

Dinh dưỡng:

Cây lưỡi mèo có thể sinh trưởng tốt trên cả đất khô cằn, do đó nhu cầu dinh dưỡng không quá khắt khe. Tốt nhất là khoảng 4 tháng bạn bón cho cây một ít phân NPK, sau một năm thì thay đất một lần.

Phòng trừ sâu bệnh:

Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề sâu bệnh, bởi cây lưỡi mèo tự phòng chống khá tốt. Bạn chỉ cần quan sát, nếu thấy lá vàng úa thì cắt bỏ. Thi thoảng nếu phát hiện sâu rầy thì mua thuốc về phun là được.

Cách trồng cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo mini

Cách trồng cây lưỡi mèo thủy sinh

Cây lưỡi mèo có thể trồng được trong ba môi trường đó là trồng trong chậu hoặc trồng thủy sinh trong bình, lọ thủy tinh và trong đất ngoài sân vườn, trong đó trồng cây lưỡi mèo thủy sinh là phổ biến nhất. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về cách trồng này:

– Bước 1: chuẩn bị bình thủy tinh và nước, ta có thể cho một lượng ít thuốc kích rễ vào bình để cây nhanh mọc rễ.

– Bước 2: chọn cây giống tốt để trồng. Bạn có thể mua cây giống tại các cửa hàng chuyên bán giống cây cảnh hoặc tự nhân giống nó.

– Bước 3: đặt cây lưỡi mèo vào bình thủy tinh đã chuẩn bị trước đó. Chú ý đặt phần rễ bằng với mực nước, không được đặt sâu quá cây sẽ bị úng và thối thân.

Những lưu ý khi trồng cây lưỡi mèo

– Cây có thể trồng trong đất hoặc dung dịch thủy sinh.

– Cây mới trồng chỉ nên tưới phun sương hoặc tưới lúc đất thật khô. Khi tưới nước cho cây chỉ nên tưới đều lên thân và gốc cây, rồi cho cây ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng trong 15-30 phút

– Khi trồng, cần giữ đất trồng lưỡi mèo khô rác, thoát nước tốt.

– Nếu đặt cây trong nhà, nên tránh đặt trực tiếp bên dưới máy điều hòa hoặc nơi có ánh nắng gắt, như vậy sẽ khiến cây bị khô héo nhanh dẫn đến thiếu nước

– Tốt nhất nên có chế độ chăm sóc định kỳ cho lưỡi mèo để đảm bảo sự phát triển bình thường của cây.

Comments

Popular posts from this blog

Cây Tùng Bồng Lai: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Cây lưỡi hổ có mấy loại? Ý nghĩa và Lợi ích mà cây đem lại