Cây Nha đam – Thành phần Tác dụng Cách trồng và Chăm sóc

 Cây nha đam là một loài cây khá phổ biến và quen thuộc với người dân Việt Nam và cả thế giới. Cây được biết đến với nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và chữa bệnh. Hãy cùng Xanh Bonsai tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về cây nha đam nha!

Thông tin về cây nha đam

Cây nha đam hay còn gọi là lô hội được biết đến như là cây làm thực phẩm trong hỗ trợ điều trị. Loại cây này rất phổ biến và hầu như mọi người đều sửa dụng. Cây có kích thước lớn và có nhiều bẹ lá, nhưng chủ yếu sống ở nơi có ánh sáng trực tiếp.

Cây nha đam để bàn là một loại khác của cây nha đam, cây này chủ yếu sử dụng làm cảnh, trang trí và giảm bụi bẩn khói độc trong không gian. Vì đây là giống cây trồng mới cho nên ít người biết đến và dễ nhầm lẫn.

Cây Nha đamNha đam

Thành phần hóa học

Các nhà khoa học đã sử dụng chất nhầy lấy từ lá nha đam để nghiên cứu và tìm thấy các thành phần hóa học sau:

  • Các axit amin: vitamin B1, B2, B5, B6, B12, C, A, E và axit folic.
  • Các khoáng tố vi lượng: Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn, Cr.
  • Các chất kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, mannose, arabinose và acemannan.
  • Prostaglandin và các axit béo chưa bão hòa.
  • Các loại enzym: oxydaza, lipaza, amilaza, catalaza, allnilaza.
  • Nhóm chất chống oxy hóa: Aloe Emodin, Barbaloin, các chất Aloinosit A, Aloinosit B, Anthranol, aloin, Aloezin, Aloenin, Aloectin B, axit cinnamic, axit hysophanic.

Tác dụng của cây nha đam

Tác dụng cây nha đam về chăm sóc da

  • Cung cấp độ ẩm, làm đẹp da và ngăn ngừa nếp nhăn: Lớp gel nha đam có khả năng duy trì độn đàn hồi và tạo độ ẩm cho da, giảm các nếp nhăn, chống lão hóa trên da.
  • Tác dụng chữa bệnh của cây nha đam

    Uống gel nha đam tươi có khả năng hạn chế tiết dịch tại dạ dày. Bên trong nha đam có chứa các thành phần enzyme cùng các hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa các acid dạ dày hình thành, bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết loét một cách nhanh chóng.

    Cách trồng cây nha đam

    1.Chuẩn bị

    Dụng cụ trồng

    Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. 

    Đất trồng

    Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.


    Chọn giống

    Hiện nay, trên thị trường có khoảng 300 loài nha đam khác nhau. Tuy nhiên, giống nha đam lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao.

    2. Cách trồng nha đam

    Đặt ngang lá nha đam trên nền đất, dùng tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá. Tiếp đó đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng (tránh bị mưa hắt quá nhiều). Sau đó tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh lô hội. Hàng ngày, theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.

    Ðào cây con đã ươm ( lưu ý: Khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: Cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 80cm.\

    Cách chăm sóc cây nha đam


    Bón phân

    Nếu là trồng nha đam trong chậu thì có thể bón phân hữu cơ như NPK, cừ đều đặn 15 ngày thì bón phân một lần để cho cây xanh tốt. Còn nếu trồng đại trà với số lượng lớn phục vụ cho mục đích thương mại, thu hái lá thì chỉ nên bón phân hữu cơ và tro củi mà thôi. 

    Tưới nước

    Vì nha đam có thể sống ở môi trường khô hạn, khắc nghiệt nên cũng không cần phải tưới nước quá nhiều. Đối với những cây mới trồng thì mỗi ngày tưới 1 lần và tưới với lượng vừa đủ để cây phát triển. Còn sau khi cây con đã cứng cáp, bộ rễ ổn định rồi thì chỉ cần tưới 2 ngày/lần là phù hợp.

    Phòng trừ sâu bệnh hại

    Thường đối với cây trồng ở trong chậu thì sẽ ít bị sâu bệnh tấn công hơn. Trong trường hợp cây bị úng lá, lá vàng và thối nhũn thì có chăng là do cây bị ngập nước, mưa nhiều. 

    Tham khảo bài viết tại đây https://xanhbonsai.com/thong-tin-cay-nha-dam/
    #xanhbonsai #caynhadam #narthadinh




      Comments

      Popular posts from this blog

      Cây Tùng Bồng Lai: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

      Cây lưỡi hổ có mấy loại? Ý nghĩa và Lợi ích mà cây đem lại